Dầu Tràm Có Tác Dụng Gì? Cách Sử Dụng Dầu Tràm Cho Mẹ Và Bé

Hiện nay, dầu tràm là loại dầu được nhiều người người tin dùng, đặc biệt là với các mẹ bầu. Vậy dầu tràm có tác dụng gì? Cùng Trường Trung Cấp Nghề GTVT Hải Phòng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Advertisement
Tinh dầu tràm là gì?
Dầu tràm được hiểu đơn giản là sản phẩm được chiết xuất từ cây tràm, một loại cây được trồng nhiều tại các khu vực thuộc Huế, Quảng Trị, Bình Thuận,…
Thành phần chính có trong dầu tràm
Advertisement
Thành phần hóa học được tìm thấy trong dầu tràm bao gồm: 1,8-Cineole 45 – 60,2 %; Alpha-Terpineol 5,9 – 12,5 %; Limonene 4,5 – 8,9 %; Beta-caryophyllene 3,8 – 7,6%.
Dầu tràm có tác dụng gì?
Dầu tràm có tác dụng gì với trẻ sơ sinh?
Advertisement
Dầu tràm là tinh chất được chiết xuất từ thiên nhiên, chính vì thế loại tinh dầu này an toàn đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Dầu tràm giúp giữ ấm cơ thể của trẻ. Bên cạnh đó, dầu tràm còn hỗ trợ điều trị các bệnh về fhoo hấp, long đờm, nghẹt mũi. Không những thế, dầu tràm còn phát huy tác dụng trong việc giảm các triệu chứng do chứng đầy hơi, khó tiêu mang lại.
Dầu tràm có tác dụng gì cho bé?
Tương tự với công dụng dành cho trẻ sơ sinh, dầu tràm cũng có công dụng giữ ấm, Cineol có trong dầu tràm giúp làm nóng, lưu thông khí huyết.
Dầu tràm còn có công dụng xoa dịu vết muỗi đốt hiệu quả, chính vì thế các mẹ có thể sử dụng dầu tràm để giảm các vết tấy đỏ do muỗi gây ra trên da bé.
Dầu tràm có tác dụng gì với bà bầu?
Dầu tràm có tính ấm, thường xuyên sử dụng dầu tràm trong giai đoạn mang thai sẽ giúp mẹ bầu giữ ấm được cơ thể, giảm khả năng bị cảm khi thời tiết thay đổi đột ngột.
Theo nhiều nghiên cứu, việc uống các loại thuốc kháng sinh trong thời kỳ mang có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, chính vì thế, lựa chọn sử dụng dầu tràm để giảm nguy cơ mắc các bệnh như viêm phế quản, sổ mũi, ho, viêm họng,.. vừa có thế bảo vệ sức khỏe cho cả bé lẫn mẹ, vừa tiết kiệm được tối đa chi phí chữa bệnh.
Dầu tràm có tác dụng gì với da mặt?
Bên cạnh những công dụng thần kì dành cho sức khỏe, tinh dầu tràm còn là một trong những sự lựa chọn tối ưu nhất trong việc giảm hiện tượng sưng, da tấy đỏ do mụn. Không những thế, dầu tràm còn là sản phẩm hỗ trợ trong liệu pháp chữa trị nhiễm trùng do mụn trứng cá gây ra.
Bạn đọc có thể dùng bông để chấm 1-2 giọt tinh dầu tràm lên vùng da có mụn, bằng cách làm này, vết tấy đỏ do mụn gây ra sẽ nhanh chóng giảm đi trông thấy, hơn nữa sau khi hết mụn cũng không xuất hiện tình trạng thâm da.
Dầu tràm Huế có tác dụng gì?
Hiện nay, dầu tràm Huế đang được rất nhiều người tin dùng bởi tính ưu việt vượt trội so với các loại dầu tràm khác trên thị trường. Dầu tràm Huế thường được chiết xuất theo phương pháp thủ công, chính vì thế nó mang lại độ tin cậy cao bởi tính nguyên chất và đảm bảo ao toàn cho người dùng.
Không những có công dụng làm ấm cơ thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, mà nó còn là sản phẩm tuyệt vời cho da em bé.
Dưới đây là một vài cách dùng có thể giúp hỗ trợ bảo vệ sức khỏe của bé:
- Nhỏ 1-2 giọt vào bồn tắm sau đó massage da bé với hỗn hợp nước ấm và dầu tràm.
- Nhỏ 1-2 giọt vào khăn choàng cổ của bé để tránh nguy cơ bị cảm khi thời tiết thay đổi đột ngột.
- Nhỏ 1-2 giọt vào đèn xông tinh dầu để ngăn ngừa muỗi trong phòng.
Tắm dầu tràm có tác dụng gì?
Việc tắm dầu tràm có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh. Bên cạnh đó, dầu tràm còn có tác dụng kháng khuẩn chính vì thế việc tắm dầu tràm có thể giúp loại trừ vi khuẩn từ môi trường bên ngoài bám vào cơ thể. Người dùng cần đặc biệt lưu ý nên pha từ 1-2 giọt tinh dầu tràm với nước ấm để đạt được hiệu quả tối ưu nhất.
Tác dụng phụ của tinh dầu tràm
Dầu tràm được chiết xuất từ thiên nhiên nên rất an toàn, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, việc sử dụng dầu tràm quá liều hoặc kém chất lượng có thể dẫn đến hiện tượng phát ban trên da hoặc dị ứng, từ đó dẫn đến hiện tượng da bị nóng rát, khó chịu.
Cách sử dụng dầu tràm
Cách sử dụng tinh dầu tràm cho trẻ nhỏ
Đối với trẻ, các mẹ cần đặc biệt lưu ý chỉ nên sử dụng từ 1-2 giọt tinh dầu tràm để thoa vào khăn choàng cổ hoặc quần áo của bé.
Nhỏ từ 3-4 giọt vào đèn xông tinh dầu để xua đuổi côn trùng, đặc biệt là muỗi, tại nơi bé ngủ.
Nhỏ từ 3-4 giọt vào lòng bàn tay sau đó thoa lên bụng bé sẽ giúp thuyên giảm tình trạng khó tiêu.
Nhỏ từ 2-3 giọt tinh dầu tràm vào bồn tắm của bé, sau đó dùng tay massage cả người bé. Người dùng cần đặc biệt chú ý dùng nước ẩm, không nên tắm bé bằng nước lạnh.
Cách sử dụng tinh dầu tràm cho phụ nữ mang thai và sau sinh
Đối với mẹ bầu, nên sử dụng từ 3-4 giọt tinh dầu tràm để thoa vào cổ, bụng và lưng để tránh nguy bị cảm khi thời tiết thay đổi đột ngột.
Đối với phụ sau khi sinh, cần đặc biệt chú ý đến sức khỏe của bản thân, tránh để bị cảm lạnh hoặc mắc các bệnh về hô hấp. Hoạt chất cineol trong dầu tràm giúp giữ ấm và diệt vi khuẩn bên ngoài bám vào cơ thể. Chính vì thế việc sử dụng dầu tràm đối với phụ nữ sau sinh sẽ giúp bảo vệ sức khỏe khỏi nguy cơ mắc bệnh.
Xông mặt bằng tinh dầu tràm
Phương pháp xông mặt bằng tinh dầu tràm được nhiều chị em phụ nữ tin dùng bởi nó có thể cải thiện đáng kể tình trạng da và các vết thương từ mụn gây ra, giúp giảm hiện tượng sưng tấy, mẩn đỏ. Bên cạnh đó, việc xông tinh dầu tràm có thể khiến làn da khỏe mạnh hơn, tránh nguy cơ bị mụn thường xuyên.
Với phương pháp này, người dùng sẽ nhỏ 3-4 giọt tinh dầu tràm vào bát nước ấm, sau đó cuối mặt sát với chậu nước ấm và dùng khăn để trùm lên đầu mình sao cho chiếc khăn vừa có thể che phần đầu vừa có thể che phần miệng chậu. Xông trong vòng 15-20p, sau đó rửa mặt lại với nước thường.
Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo cách xông mặt bằng tinh dầu tràm tại đây.
Những lưu ý khi sử dụng tinh dầu tràm
Mặc dù dầu tràm là sản phẩm chiết xuất 100% thiên nhiên, những việc sử dụng quá liều lượng cho phép cũng như sử dụng sai cách sẽ dẫn đến hậu quả nặng nề. Người dùng cần đặc biệt lưu ý không được uống dầu tràm dưới bất kỳ hình thức nào.
Bên cạnh đó, khi sử dụng dầu tràm cho bé, các mẹ cần đặc biệt lưu ý đến liều lượng, nếu dùng dầu tràm trực tiếp lên da bé thì chỉ nên sử dụng từ 1-2 giọt.
Bên cạnh những thông tin trên, bạn đọc có thể tham khảo mẫu mã cũng như giá cả của một vài loại dầu tràm tại đây.
Thông qua bài viết trên, hy vọng bạn đọc đã biết được dầu tràm có tác dụng gì cũng như cách dùng để mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Đừng quên like và share bài viết để ủng hộ Trường Trung Cấp Nghề GTVT Hải Phòng nhé!