Doanh Thu Thuần Là Gì? Cách Tính Doanh Thu Thuần Chuẩn Xác

Doanh thu thuần là một thuật ngữ được các doanh nghiệp để chỉ một khoản thu trong hoạt động kinh doanh, bán hàng. Vậy bạn đã thật sự hiểu rõ doanh thu thuần là gì chưa? Theo dõi bài viết dưới đây của Trường Trung Cấp Nghề GTVT Hải Phòng để được giải đáp ngay nhé.
Advertisement
Doanh thu thuần là gì?
Doanh thu là gì?
Trước khi đến với khái niệm doanh thu thuần là gì, chúng ta cùng tìm hiểu sơ qua về doanh thu trước nhé.
Advertisement
Theo định nghĩa của hiệp hội kế toán thế giới cũng như hiệp hội kế toán Việt Nam số 14: “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động kinh doanh, sản xuất thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm phát triển vốn chủ sở hữu”.Chúng ta cũng có thể hiểu doanh thu này là tiền thu về được chưa trừ đi thuế.
Doanh thu của các doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận thu được từ việc cung cấp dịch vụ, bán hàng, doanh thu hoạt động tài chính và lợi nhuận hoạt động nội bộ hay doanh thu bất thường.
Advertisement
Cụ thể các doanh nghiệp thường thu về các loại doanh thu như sau:
- Doanh thu nội bộ: Doanh thu nội bộ là lợi nhuận thu được từ việc bán hàng hóa, sản phẩm hoặc tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc cùng một tập đoàn hoặc công ty mẹ.
- Doanh thu từ việc bán hàng, cung cấp dịch vụ: Doanh thu từ việc bán hàng, cung cấp dịch vụ là khoản tiền sẽ thu được từ việc bán các loại hàng hóa (gồm cả khoản thu chính và các khoản phụ thu nếu có).
- Doanh thu hoạt động tài chính: Doanh thu hoạt động tài chính thường bao gồm tiền từ những nguồn như: tiền lãi, tiền chênh lệch lãi từ việc bán ngoại tệ hoặc chuyển nhượng vốn, tiền giao dịch trên sàn chứng khoán, tiền thu nhập từ việc cho thuê tài sản, tiền cho thuê/chuyển nhượng các loại cơ sở hạ tầng.
- Doanh thu bất thường: Doanh thu bất thường là lợi nhuận thu được từ các hoạt động không diễn ra thường xuyên như: bán vật tư hàng hóa dư thừa, thanh lý tài sản, có các khoản phải trả nhưng vì lý do nào đó mà không cần phải trả…
- Doanh thu từ các nguồn khác: Là tiền nhận được từ một số các hoạt động khác của doanh nghiệp.
Doanh thu thuần là gì?
Doanh thu thuần là gì? Doanh thu thuần hay doanh thu bán hàng thuần (doanh thu thực) là khoản thu được sau khi đã khấu trừ tất cả các khoản giảm trừ như: thuế xuất nhập khẩu, giảm giá bán hàng, thuế tiêu thụ đặc biệt, doanh thu bán hàng bị trả lại, các khoản chiết khấu thương mại và đây còn là khoản doanh thu của doanh nghiệp thu trước thuế thu nhập.
Rất nhiều người thường nhầm lẫn doanh thu thuần với doanh thu. Tuy chúng khá giống nhau về mặt khái niệm nhưng về bản chất vẫn rất khác nhau.
Trong đó, doanh thu thuần lợi nhuận trước thuế sẽ trừ đi các khoản phí như sản xuất, chi phí vốn, chi phí bán hàng cũng như lợi nhuận từ kết quả của lợi nhuận trước thuế trừ đi số thuế mà doanh nghiệp cần nộp trong kỳ hạn cho nhà nước.
Doanh thu thuần được sử dụng nhằm mục đích xác định kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp trong một giai đoạn, một thời kỳ nhất định. Từ việc đưa ra kết quả hoạt động kinh doanh này, chủ doanh nghiệp sẽ nhận biết, đánh giá được tình hình chung, đó là doanh nghiệp đang lỗ hay lãi.
Và nếu kết quả hoạt động kinh doanh tốt, doanh nghiệp nhận lãi hấp dẫn thì từ đó có thể duy trì và phát triển theo định hướng đề ra. Trường hợp còn lại, chủ doanh nghiệp sẽ chủ động thay đổi các chiến lược để tạo sự phù hợp, nhằm mang đến sự tăng trưởng và phát triển cho doanh nghiệp của mình.
Doanh thu thuần và doanh thu ròng
Khác với doanh thu thuần, doanh thu ròng là lợi nhuận chiếm được sau khi các nguồn liên quan tới thu nhập và chi phí liên quan đến hoạt động khác như thuế, thanh toán thay cho thuế, hoạt động bảo trì, trích lập khấu hao, hoạt động phi tiền mặt,…
Cách tính doanh thu ròng:
Doanh thu ròng = Tổng doanh thu – Tất cả các chi phí sản xuất, kinh doanh và thuế
Ví dụ về doanh thu thuần
Dưới đây là một ví dụ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm doanh thu thuần là gì:
Giả sử Công ty ABC co doanh thu là 200.000 USD/năm trong năm 2018. Mặt khác, trong năm công ty này thực hiện chính sách chiết khấu thương mại trực tiếp trên hóa đơn cho khách hàng là 10%, và công ty bị trả lại số hàng là 10.000 USD.
Kết quả doanh thu thuần của Công ty này sẽ là:
Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp – Chiết khấu thương mại – Hàng bán bị trả lại = 200.000 – 10% * 200.000 – 10.000 = 170.000 USD.
Công thức tính doanh thu thuần
Doanh thu thuần là gì? Và cách tính doanh thu thuần như thế nào? Là hai câu hỏi mà Trường Trung Cấp Nghề GTVT Hải Phòng nhận được nhiều nhất. Đừng lo cách tính doanh thu thuần vô cùng đơn giản dưới đây.
Dù là một hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận cao, thế nhưng kinh doanh cũng ẩn chứa khá nhiều những rủi ro. Vì vậy để có thể giảm thiểu được tối đa nhất những rủi ro này đòi hỏi mỗi người làm kinh doanh cần phải trang bị cho bản thân một kiến thức cơ bản và sâu rộng nhất về lĩnh vực này.
Theo quy định số 15 / 2006 / QĐ – BTC về doanh thu thuần của Nhà nước thì cách tính sẽ được áp dụng theo công thức sau :
Doanh thu thuần = doanh thu tổng thể của doanh nghiệp đã đạt được – giảm giá hàng bán – đi chiết khấu bán hàng – tiếp hàng bán bị trả lại – thuế gián thu .
Trong đó : Tổng doanh thu hay còn được hiểu là toàn bộ khoản tiền mà doanh nghiệp đã thu được thuộc hợp đồng cung cấp lao vụ và thuộc hóa đơn bán hàng , bao gồm hóa đơn hàng trả lại , doanh thu chiết khấu và hàng giảm giá cho khách chưa được ghi trong hóa đơn .
Nếu bạn đã biết doanh thu thuần là gì rồi, vậy đi sâu hơn với những yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu thuần ngay dưới đây.
Những yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu thuần
- Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ:
Khối lượng sản phẩm sản xuất luôn có ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Sản phẩm sản xuất ít mà nhu cầu tiêu thụ lớn ( cung < cầu). Điều này sẽ dẫn đến tổng doanh thu của doanh nghiệp cao.
Trong trường hợp sản phẩm sản xuất ra thị trường vượt quá nhu ( cung > cầu). Lúc này, sản phẩm không tiêu thụ hết, hàng tồn kho nhiều và sẽ gây ảnh hưởng xấu đến kết quả sản xuất kinh doanh bị giảm sút.
Do đó doanh nghiệp cần phải nắm rõ nhu cầu thị hiếu của thị trường và đánh giá đúng khả năng tiêu thụ các sản phẩm từ đó mới có thể xác định khối lượng sản phẩm sản xuất ra cho phù hợp. Đây thường được coi là yếu tố mang tính chủ quan của đơn vị sản xuất, nó phản ánh được quá trình tìm hiểu thị trường cũng như công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Chất lượng sản phẩm
Để đánh giá chất lượng sản phẩm, bạn cần dựa vào mẫu mã, hình dáng và khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường… Chất lượng của sản phẩm sẽ ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm và ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu thuần của doanh nghiệp.
Nếu như sản phẩm có chất lượng tốt sẽ được bán giá cao và sản phẩm có chất lượng kém sẽ được bán với mức giá thấp. Chất lượng sản phẩm được xem là yếu tố chủ quan của một doanh nghiệp. Nó giúp thể hiện trình độ chất lượng của nhân lực doanh nghiệp đồng thời thể hiện khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học vào quá trình sản xuất, kinh nghiệm quản lý của các chủ doanh nghiệp.
Ngoài chất lượng, khối lượng, doanh thu thuần còn bị ảnh hưởng nhiều bởi giá bán sản phẩm. Trong trường hợp các yếu tố khác không đổi, giá cả sản phẩm, dịch vụ hay hàng hóa tăng thì doanh thu bán hàng cũng sẽ tăng theo và ngược lại.
Mặt khác, khi xét trong một điều kiện thường, giá bán sẽ chi phối không nhỏ đến yếu tố khối lượng tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa. Cụ thể như sau: Khi giá cả hàng hóa tăng thì khối lượng tiêu thụ sản phẩm sẽ giảm xuống. Còn khi giá được giảm thì khối lượng tiêu thụ sẽ là tăng lên.
- Thị trường tiêu thụ và chính sách bán hàng:
Nếu như sản phẩm sản xuất ra phù hợp với nhu cầu của thị trường thì việc tiêu thụ sẽ diễn ra thuận lợi hơn. Lúc này thị trường đã chấp nhận việc tiêu thụ sản phẩm ở ngoài và trong nước, điều này giúp doanh thu của doanh nghiệp tăng cao hơn.
Để làm được điều đó cần phải vận dụng mọi chính sách, phương thức bán hàng hợp lý. Cần đảm bảo đầy đủ các hoạt động tồn hàng, nhập và kê xuất theo đúng nguyên tắc của kế toán.
Nếu thực hiện thanh toán quốc tế thì cần thu hồi tiền hàng an toàn, đầy đủ. Doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị tốt các giấy tờ liên quan, nguyên tắc, phương thức và thời gian thanh toán.
Có thể thấy được để kinh doanh tốt và đạt hiệu quả, trước hết bạn cần phải trang bị cho mình đầy đủ các kiến thức liên quan. Việc hiểu được doanh thu thuần là gì sẽ là cơ sở để doanh nghiệp của bạn cải thiện tốt tình hình kinh doanh và giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn.
Trên đây là toàn bộ thông tin xoay quanh doanh thu thuần là gì. Hy vọng qua bài viết của Trường Trung Cấp Nghề GTVT Hải Phòng sẽ giúp bạn hiểu hơn về doanh thu thuần và cách tính doanh thu thuần sao cho đúng nhất. Hãy like và share nếu thấy hữu ích nhé