Là Gì

Hà Thủ ô Có Tác Dụng Gì? 2 Loại Hà Thủ Ô Và Cách Sử Dụng

Từ xưa đến nay có nhiều người đã truyền tai nhau về loài cây hà thủ đô có công dụng như một loại thảo dược quý của nền y học cổ truyền bởi nó có rất nhiều công dụng cho sức khỏe chúng ta. Vậy nếu bạn đang tò mò hà thủ ô có tác dụng gì thì hãy theo dõi chia sẻ dưới đây của Trường Trung Cấp Nghề GTVT Hải Phòng nhé.

Hà thủ ô là gì?

Đầu tiên hãy cùng nhau tìm hiểu hà thủ ô là gì nhé.

Advertisement

Hà thủ ô là loại cây thuốc dây leo nhỏ, sống nhiều năm, mọc lẫn với nhiều loại cây khác. Hà thủ ô đỏ có vị chát, ngọt, đắng, tính hơi ấm. Vậy hà thủ ô có tác dụng gì? Theo Đông y, ngoài công dụng làm đen tóc, Hà thủ ô đỏ còn có tác dụng bổ máu, an thần, dưỡng can, ích thận, cố tinh, nhuận tràng, chữa sốt rét.

Hà thủ ô là loại thực vật ưa sáng, thường sống ở nơi có khí hậu ẩm mát của vùng nhiệt đới núi cao và cận nhiệt đới. Cây sinh trưởng tốt ở vùng đất ẩm, tơi xốp, có nhiều mùn, tốt nhất là ở vùng chân núi đá, vùng đất trung du hoặc đất đỏ bazan.

Advertisement

Hà thủ ô còn được gọi với tên khác như dạ gia đằng, dạ hợp, thủ ô… Tuy nhiên, tên khoa học củ hà thủ ô Fallopia multiflora (thunb) Haraldson, thuộc họ rau răm.

ha thu o 1

Advertisement

Hà thủ ô là loại cây mọc hoang được tìm thấy nhiều ở các tỉnh miền núi Nghệ An, Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang và Sơn La. Ngoài ra, cây cũng phân bố ở một số tỉnh khác nhưng với số lượng ít hơn như Hòa Bình, Cao Bằng và Lạng Sơn.

Mặt khác, cây được trồng ở nhiều nơi như Lâm Đồng, Phú Yên, Bình Định, Vĩnh Phúc.

Có mấy loại Hà thủ ô?

Trong thiên nhiên có 2 loại là hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng, với những đặc điểm và công dụng khác nhau. Cách phân biệt hai vị thuốc này cụ thể như sau:

  • Hà thủ ô đỏ: Rễ của cây hà thủ ô đỏ có hình dáng gần giống với củ khoai lang nhưng mặt ngoài có màu nâu đỏ và nhiều chỗ lồi lõm, cứng chắc và rất khó bẻ. Mặt cắt ngang, lớp vỏ có màu nâu sậm và lớp bên trong có màu hồng, nhiều bột, còn ở giữ có lõi gỗ cứng. Bột hà thủ ô thường có vị đắng chát, màu nâu hồng và không có mùi.
  • Hà thủ ô trắng: Còn được gọi với tên là nam hà thủ ô. Là một loại dây leo, vỏ thân có màu nâu đỏ và nhiều lông mịn. Bên cạnh đó, cây có vị đắng chát và mùi thơm nhẹ, đặc biệt là toàn thân có nhựa trắng như sữa. Hà thủ ô trắng không có tác dụng bổi bổ cơ thể như hà thủ ô đỏ.

phan biet ha thu o do va trang 1

Cách phân biết hà thủ ô trắng, hà thủ ô đỏ và củ nâu

Rất nhiều người sẽ thường đặt ra câu hỏi xoay quanh vấn đề hà thủ ô có tác dụng gì cũng như hà thủ ô có mấy loại. Được biết, thảo dược này là một vị thuốc Đông y có khả năng giúp trẻ hóa. Chính tác dụng thần kỳ này mà ngày càng nhiều người dùng nó như một cách để “hãm phanh” quá trình lão hóa.

Tuy nhiên, hiện nay, tại Việt Nam, có đến 2 loại hà thủ ô là đỏ và trắng. Bên cạnh đó, hà thủ ô đỏ cũng rất dễ bị nhầm lẫn với củ nâu. Do đó, nếu không muốn “ném tiền qua cửa sổ”, tốt nhất bạn nên hiểu rõ về 3 loại củ này để biết cách phân biệt thật giả khi mua nhé.

  • Hà thủ ô đỏ: Có hình dáng gần giống với củ khoai lang với mặt ngoài màu nâu đỏ, có nhiều chỗ lồi lõm, cứng chắc, rất khó bẻ. Mặt cắt ngang có lớp vỏ màu nâu sậm, lớp bên trong màu hồng có nhiều bột, ở giữa thường có lõi gỗ cứng. Bột có màu nâu hồng, không mùi, vị đắng chát.
  • Hà thủ ô trắng: Còn được gọi là nam hà thủ ô. Đây là loại cây dây leo, thông thường người ta lấy thân thái mỏng dùng thay cho hà thủ ô đỏ. Hà thủ ô trắng thơm nhẹ, vị đắng chát, có nhiều nhựa trắng trên thân lá và không có tác dụng bồi bổ cơ thể như hà thủ ô đỏ.
  • Củ nâu: Củ này thường có màu nâu hồng hay nâu tím, hình hơi tròn hoặc bầu dục. Lớp bề ngoài hơi sần sùi hay có xơ gai nhỏ bị cắt ngang hay dọc, cứng, khó bẻ, vị rất chát, se lưỡi. Trong Đông y, củ nâu có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, cầm máu, hoạt huyết, cầm tiêu chảy. Tuy nhiên, do trong củ nâu có chứa nhiều hoạt chất tanin nên dễ gây táo bón, dùng lâu ngày sẽ gây tích tụ chất độc trong cơ thể, hại gan và thận.

Đặc điểm nhận biết của Hà thủ ô

Cây hà thủ ô là thực vật sống lâu năm có những đặc điểm thực vật rất đặc trưng:

  • Thân dây leo, thân mềm, mọc xoắn, quấn vào nhau, dài từ 5 đến 7m. Thân cây có màu xanh tía, nhẵn không có lông, có các vân.
  • Rễ cây phình to thành dạng củ, vỏ bên ngoài có màu nâu, bên trong có màu đỏ nên còn được gọi là hà thủ ô đỏ.
  • Lá cây mọc so le ôm sát thân cây, có cuống dài, dài khoảng 5 – 7cm, rộng 3 – 5cm. Phiến lá hình tim rất giống lá rau muống nhưng to bản hơn, đầu lá nhọn, mép lá hơi lượn sóng hoặc mép nguyên, cả hai mặt lá xanh nhẵn.
  • Hoa mọc thành cụm hình chuỳ, nở vào tháng 10, mọc ở đầu cành hoặc nách lá. Bông hoa nhỏ, đường kính 2mm, 5 cánh có màu trắng, hoa có 8 nhuỵ hình mào gà với 3 nhuỵ dài, bầu hoa hình 3 cạnh có 3 vòi ngắn rời nhau.
  • Quả hình 3 cạnh, nhẵn bóng và nằm trong bao hoa, khi quả khô vỏ không tự mở được.

ha thu o trang

Thành phần có trong Hà thủ ô

Trong vị thuốc này, nổi bật lên hai nhóm chất:

Nhóm thứ nhất Anthranoid

Anthranoid, chiếm tới tỉ lệ 1,7% là những thành phần gây tăng nhu cầu ruột, và làm cho phân bị nát lỏng, có lợi cho trường hợp viêm đại tràng thể nhiệt, phân bị táo bón.

Trong các thành phần loại này bao gồm chrysophanol: C15H10O4,, emodin: C15H10O5,rhein: C15H8O6, chrysophanol anthron: C15H12O3, rhapontin: C21­H24O9,    2, 3, 5, 4  Tetrahydroxystiben – O-↓ – D – glucosid.

Nhóm thứ hai (tanin)

Tanin là những thành phần, đưa lại vị chát cho các vị thuốc Đông dược nói chung. Nó có lợi cho các trường hợp viêm đại tràng thể hư hàn, đại tiện nát lỏng, song bất lợi cho các trường hợp viêm đại tràng thể nhiệt, đại tiện táo bón.

Ngoài ra, trong vị thuốc còn có các chất đạm (1,1%), chất béo (3,10%), tinh bột (45,2%), chất vô cơ (4,5%), các chất tan trong nước lên tới 26,4%. Một chất khá quan trọng có trong hà thủ ô, đó là hợp chất lexitin, một phosphatid, là sự kết hợp của acid glycerophosphoric với một phân tử cholin và hai phân tử acid béo.

Hà thủ ô có tác dụng gì?

Hà thủ ô dược liệu (tức củ rễ đã bào chế) mới có thể dùng sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Vị thuốc này được nghiên cứu cả trong y học cổ truyền và y học hiện đại đem lại nhiều tác dụng tuyệt vời.

ha thu o co tac dung gi 2

Cổ nhân xưa có câu “Muốn cho xanh tóc đỏ da, rủ nhau lên núi tìm hà thủ ô”. Câu nói này phần nào đã nói lên tác dụng làm xanh tóc, đẹp da của dược liệu.

Ngoài ra, trong sách xưa ghi chép lại rằng, hà thủ ô dược liệu có vị đắng chát hơi ngọt, tính bình hơi ôn, được quy vào kinh Can và Thận.

Hà thủ ô sống có tính nhuận tràng, thông tiểu, trong khi dược liệu có tác dụng bổ can thận, bổ máu, ích tinh huyết, giải độc, tiêu viêm, kéo dài tuổi thọ.

Trong dân gian, người xưa thường dùng vị thuốc này để làm đen râu tóc, chữa tóc bạc sớm, chữa đau lưng mỏi gối, di tinh, đại tiện ra huyết, ung nhọt, thần kinh suy nhược, mất ngủ, chữa bệnh ngoài da, chữa sốt rét,…

Theo nghiên cứu hiện đại, hà thủ ô được nghiên cứu và đưa ra nhiều công dụng cụ thể như:

  • Đối với hệ tiêu hóa: Thủ ô chứa thành phần anthranoid nên có tác dụng kích thích nhu động ruột co bóp. Nhờ đó, thúc đẩy tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
  • Đối với gan, thận: Thủ ô có khả năng làm tăng hàm lượng đường glycogen tích lũy ở gan. Nên rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường, tăng mỡ và cholesterol trong máu.
  • Đối với hệ thần kinh: Hà thủ ô đỏ được dùng làm thuốc chữa thiếu máu, rối loạn kinh nguyệt và khí hư bạch đới ở phụ nữ.
  • Kháng khuẩn: Nước thủ ô giúp ức chế đối với hoạt động của trực khuẩn lao.
  • Giảm cholesterol trong máu: Người bị cholesterol trong máu cao khi sử dụng nước sắc hà thủ ô sẽ giảm xuống hiệu quả.
  • Chống oxy hóa: Trong thủ ô có chứa các chất với tác dụng chống oxy hóa và ngăn ngừa sự phát triển của các gốc tự do trong cơ thể.

Qua đó chắc bạn cũng đã phần nào biết được hà thủ ô có tác dụng gì đối với con người. Không chỉ là những tác dụng được kể như trên, ngoài ra dược liệu này còn sở hữu nhiều tác dụng khác. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất thì cách chế biến hà thủ ô cần đúng như hướng dẫn.

Hà thủ ô đỏ có tác dụng gì?

Theo các nghiên cứu, trong hà thủ ô đỏ có chứa rất nhiều thành phần tốt cho cơ thể con người. Trong đó, các thành phần chủ yếu trong dược liệu gồm có:

Nhóm Anthranoid chiếm 1.7% gồm chrysophanol, emodin, rhein, saponin,…có tác dụng tăng nhu ruột, làm cho phân lỏng, có lợi khi bị viêm đại tràng thể nhiệt, táo bón.

Nhóm Tanin tạo nên vị chát, tốt cho viêm đại tràng hư hàn, đại tiện phân nát lỏng.

Một số thành phần khác như 1.1% chất đạm, 3.1% chất béo, 45.2% tinh bột, 4.5% chất vô cơ, 26.4% chất tan trong nước, hợp chất lexitin, phosphatid,…

ha thu o

Nhờ đó, hà thủ ô đỏ được nghiên cứu và ứng dụng để điều trị các bệnh khác nhau như:

  • Chữa tóc bạc sớm, làm đen râu tóc, bổ máu, bổ thận, cải thiện thận yếu, tổng hợp melanin làm đen tóc, giúp tóc óng mượt, tốt cho người tóc bạc sớm.
  • Chữa bệnh ngoài da như viêm da, nấm gavut ở chân, bệnh lậu, mụn nhọt, mẩn ngứa,…
  • Giảm cholesterol trong máu, hạ huyết áp, điều phối hiện tượng rối loạn lipid trong máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, thúc đẩy tăng sinh hồng cầu, điều hòa đường trong máu, cải thiện hệ tim mạch.
  • Trị táo bón, lợi tiểu, giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, tốt cho người già và phụ nữ sau sinh.
  • Tác dụng nhuận tràng, đại tiện táo kết, trị tiêu hoá kém nhờ thành phần Anthranoid kích thích nhu động ruột co bóp.
  • Bổ gan, thận, tăng hàm lượng glycogen tích lũy ở gan lên 6 lần, tốt cho người bị suy giảm chức năng gan thận, chữa đau lưng, mỏi gối, di tinh, liệt dương, tiểu đường, mỡ máu,…
  • Bổ thần kinh, kích thích sản sinh tế bào hồng cầu nhờ thành phần lexitin, bảo vệ sợi thần kinh Cholinergic, tốt cho bệnh nhân Parkinson, chữa mất ngủ, thiếu máu, da xanh xao, gầy còi, chữa kinh nguyệt không đều, khí hư, bạch đới,…
  • Chống oxy hóa, ngăn ngừa các gốc tự do phát triển, giúp da dẻ hồng hào, săn chắc và trẻ hoá.
  • Kháng khuẩn, kháng virus, tăng cường khả năng miễn dịch, ức chế khuẩn lao, virus SARS, sốt rét,…
  • Bồi bổ sức khỏe, chữa hoa mắt, chóng mặt, còi xương, suy nhược cơ thể, an thần, kéo dài tuổi thọ,…

Tác dụng của Hà thủ ô trắng

1664249585 704 trang1

Một số tác dụng chính của rễ củ hà thủ ô trắng:

  • Hạ cholesterol huyết thanh: Dựa vào tư liệu tham khảo Tân Y học 5 – 6, 1972 cho thấy, các hoạt chất chứa trong hà thủ ô trắng có tác dụng hạ cholesterol huyết thanh. Nghiên cứu đã được chứng minh rõ trên mô hình gây cholesterol cao ở thỏ nhà. Bên cạnh đó, vị thảo mộc tự nhiên này còn có tác dụng làm giảm khả năng hấp thu cholesterol của ruột thỏ.
  • Phòng chống và giảm nhẹ xơ cứng động mạch: Cũng dựa vào Tư liệu tham khảo Tân Y học 5 – 6, 1972, thành phần Lecithin có tác dụng giảm xơ cứng động mạ
    ch
  • Tốt cho tim mạch: Thuốc giúp làm chậm nhịp tim, đồng thời tăng nhẹ lưu lượng máu động mạch, từ đó giúp bảo vệ cơ tim thiếu máu
  • Chống lão hóa: Thuốc giúp giữ tuyến ức của chuột nhắt già không bị teo mà vẫn giữ ở mức như chuột non. Tuy nhiên, vấn đề này cần nghiên cứu thêm
  • Tác dụng nhuận tràng: Theo Trích yếu văn kiện nghiên cứu Trung dược – Nhà xuất bản Khoa học xuất bản 1965, trang 345 – 346 cho thấy, hà thủ ô trắng sống có tác dụng nhuận tràng mạnh do chúng dẫn chất oxy methyl anthraquinone, giúp làm tăng nhu động ruột
  • Kháng vi rút và khuẩn: Các hoạt chất chứa trong thuốc có tác dụng ức chế đối với trực khuẩn lî Flexner và trực khuẩn lao ở người. Ngoài ra, theo Học báo Vi sinh vật 8, 164, 1960, thuốc còn có công dụng ức chế vi rút gây cúm

Ngoài các tác dụng nêu trên, thuốc còn biết đến với vai trò chất ức chế ngăn ngừa tế bào ung thư. Bên cạnh đó, thuốc còn giúp làm tăng thị lực, chữa rắn cắn, giảm đau nhức xương khớp. Mặt khác, cũng giống như hà thủ ô đỏ, hà thủ ô trắng cũng giúp chống lão hóa, cải thiện tình trạng tóc bạc sớm và rụng.

Lá hà thủ ô có tác dụng gì?

Lá hà thủ ô là vị thuốc quý, uống lá hà thủ ô có tác dụng thông khí huyết, chữa mất ngủ, trị mụn, làm đẹp da.Lá hà thủ ô cũng được biết đến là một dược liệu quý được ông cha ta sử dụng từ rất lâu đời.

ha thu o co tac dung gi

Lá cây hà thủ ô là bộ phận thường được sử dụng như những loại thảo dược trong Đông y. Theo đó, chỉ cần sử dụng đúng bài thuốc thì bạn sẽ thấy loại thảo dược này sẽ mang tới nhiều tác dụng bất ngờ.

Lá có thể cho nhiều tác dụng tốt. Không chỉ là hiệu quả trong làm đẹp mà còn trong chăm sóc sức khỏe.  Vậy cụ thể lá hà thủ ô có tác dụng gì? Sau đây cùng điểm qua một số tác dụng của lá hà thủ ô nhé:

Lá hà thủ ô giúp nhuận tràng

Tác dụng đầu tiên không thể không nhắc đến đó là “nhuận tràng”. Theo đó với thành phần chất Anthranoid thì khi sử dụng “dược liệu quý” này sẽ phát huy hiệu quả.

Cụ thể dược liệu sẽ mang tới tác dụng xúc tiến quá trình tiêu hóa. Bao gồm cả dạ dày và ruột đều sẽ được xúc tác giúp hoạt động tốt hơn. Đồng thời trong một số trường hợp tiêu hóa kém hay bị đại tiện táo bón cũng có thể sử dụng. Khi đó chắc chắn tình trạng bệnh sẽ được cải thiện thấy rõ.

Lá hà thủ ô có tác dụng thông máu huyết, chữa tóc bạc sớm 

Lá hà thủ ô có tác dụng thúc đẩy lưu thông máu huyết, bổ thần kinh, nhờ đó ngăn được tình trạng bạc tóc sớm ở người trung niên. Đây là ghi nhận được chứng minh bởi các nhà nghiên cứu hàng đầu. Theo đó nguyên nhân đơn giản bởi trong rễ cây có chứa chất Lexitin. Thành phần chất này chính là nhân tố có tác dụng tốt tới lượng hồng cầu trong cơ thể.

cay ha thu o do co tac dung gi

Hà thủ ô có tác dụng gì cho tóc?

Tác dụng của hà thủ ô với tóc thể hiện rõ rệt nhất ở việc nó giúp cải thiện chứng bạc tóc. Trong dịch chiết của rễ và lá cây hà thủ ô có chứa nhiều chất giúp tổng hợp sắc tố melanin cho tóc, giúp cải thiện sắc tố đen của tóc, giúp cải thiện tình trạng tóc bạc sớm hoặc tóc bạc do lão hóa.

Vì vậy, khi kết hợp rễ hà thủ ô cùng lá hà thủ ô đem lại lợi ích vượt trội giúp đen tóc và rụng tóc được nhiều người tin dùng và truyền bá rộng rãi.

Theo nhiều nghiên cứu, nguyên nhân làm cho tóc rụng nhiều là do thận yếu. Cây hà thủ ô có công dụng bồi bổ can thận, từ đó kích thích sinh tinh, tinh tạo huyết, tăng sinh hồng cầu, tăng sinh tân dịch, phục hồi những tổn thương ở nang tóc.

Chính vì thế mà hà thủ ô là lựa chọn được rất nhiều người tin tưởng và thực tế đã chứng minh là có hiệu quả rất tốt trong điều trị rụng tóc, giúp tóc luôn đen mượt, sợi tóc chắc khỏe, đồng thời ngăn chặn tình trạng rụng tóc quay lại.

Làm đen râu tóc, giúp tóc bóng mượt, chắc khoẻ, ngừa rụng tóc, trị tóc bạc sớm là tác dụng nổi bật nhất của hà thủ ô.

2x ha thu o do cay giong

Hà thủ ô có tác dụng gì đối với tóc? Tinh chất hà thủ ô có tốt không, dùng có đen tóc không? Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại sản phẩm sử dụng hà thủ ô làm đẹp râu tóc rất được ưa chuộng và đem lại hiệu quả tuyệt vời.

Bạn có thể tự chế thuốc hà thủ ô làm đen tóc theo các cách dưới đây:

Cách 1: Dùng 300g rễ củ thủ ô, 300g vừng đen rửa sạch, để ráo nước rồi sấy cho khô và tán nhuyễn thành bột. Mỗi ngày lấy 2 – 3 thìa cafe bột kết hợp mật ong vừa đủ để nhai hoặc pha với nước sôi để nguội và uống.

Cách 2: Đun 1kg củ hà thủ ô, 2kg đậu đen với 1.5 lít nước, đun thật kỹ, cứ cạn nước lại châm thêm nước, sau 1 ngày thì vớt củ ra, đem nghiền thật nhỏ. Mỗi ngày uống 2 – 3 thìa bột cùng đường.

Cách 3: Sử dụng 150g củ thủ ô, 250g đậu đen, 100g vừng đen, 30 hạt bạch quả, sao vàng trên bếp, tán nhỏ thành bột. Hàng ngày lấy 30g bột hòa nước để uống, mỗi ngày 2 lần, có thể thêm mật ong hoặc đường để dễ uống.

Cách 4 (Dùng cho người bạc tóc sớm): 30g hà thủ ô đỏ, 30g sao tùng thục địa, 30g hoàng kỳ, 15g tần quy, tất cả đem ngâm cùng 1 lít rượu trắng loại ngon trong nửa tháng. Mỗi ngày uống 1 ly nhỏ (15ml) vào bữa cơm, ngày chỉ uống 2 – 3 lần.

Dùng liên tục trong thời gian 2 – 3 tháng sẽ thấy tóc xanh đen bóng mượt, chắc khỏe, mượt mà,…

Chắc sau những chia sẻ này bạn cũng đã biết rõ hà thủ ô có tác dụng gì đối với việc giúp tóc bóng mượt, chắc khỏe, ngừa rụng tóc, trị tóc bạc sớm.

Uống Hà thủ ô có đẹp da không?

Hà thủ ô đã được mọi người sử dụng như một thần dược với tác dụng làm đẹp da và tóc. Khi sử dụng hà thủ ô, làm da của bạn sẽ được cải thiện, chống lão hóa và hồng hào, trẻ đẹp.

Vì vậy, hà thủ ô chính là một trong những nguyên liệu dùng để làm đẹp có tiếng từ xa xưa.

ha thu o co tac dung gi 1

Ngoài tác dụng cải thiện làn da lão hóa, hà thủ ô còn có tác dụng trị mụn rất hiệu quả. Bạn chỉ cần làm sạch hà thủ ô sau đó sắc lấy nước uống đều đặn hàng ngày thay cho nước lọc thì sau một thời gian sử dụng bạn sẽ thấy ngay được kết quả.

Cách sử dụng Hà thủ ô

Bên cạnh các bài thuốc dân gian thì bạn cũng có thể sử dụng dược liệu này hàng ngày theo các cách khác dưới đây.

Cách chế biến món ăn với Hà thủ ô

Có thể bạn chưa biết, hà thủ ô cũng có thể dùng để chế biến thành các món ăn hàng ngày, vừa bổ dưỡng vừa có hiệu quả chữa bệnh. Vậy những món ăn chế biến từ hà thủ ô có tác dụng gì? Thông thường trong các món ăn, dược liệu này đóng vai trò như một loại gia vị hầm bổ dưỡng.

Bạn có thể áp dụng các công thức nấu ăn dưới đây để có thể tận dụng triệt để công dụng của loại cây thuốc quý này nhé:

Món 1: Mua 1 con gà mái làm sạch lông, mổ bỏ ruột, sơ chế và xát muối để khử mùi (mổ phanh bụng để nguyên con), cho 30g dược liệu vào túi gia vị rồi cho vào bụng gà. Hầm gà bằng nồi đất trong 1 – 2 tiếng cho đến khi chín nhừ, nêm gia vị vừa miệng và ăn trong ngày.
Món 2: Đun nước cùng 30g dược liệu trong khoảng 15 phút, lọc bỏ bã chỉ lấy nước cốt. Sau đó đập 3 quả trứng gà ta vào nước thuốc, đun chín và ăn trong ngày.
Món 3: Ngâm 30g dược liệu trong nước 2 tiếng, sắc nước thuốc cho đến khi sôi thì lọc bỏ bã, giữ nước cốt. Cho 100g gạo tẻ vào ninh nhừ trong khoảng 1 tiếng, thêm tiếp 3 quả đại táo vào ninh cùng, lúc ăn cho thêm đường đỏ lượng vừa phải và thưởng thức ngay khi còn nóng.

Những món ăn này có tác dụng bổ can thận, tốt cho cả nam và nữ, người già, dùng để bồi bổ cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch,…

ha thu o chua toc bac som 4

Cách pha trà thảo dược với Hà thủ ô

Uống nước trà hà thủ ô có tác dụng gì? Nước trà có vị đắng chát, thơm dịu, có tác dụng an thần, giải tỏa căng thẳng, chữa mất ngủ, tốt cho thần kinh, tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng,…

Cách pha trà hà thủ ô:

  • Thái mỏng 20g sơn tra, 20g củ thủ ô, chế thêm nước sôi vào và bỏ nước đầu.
  • Tiếp tục pha thêm nước sôi, hãm nước trà trong khoảng 20 phút là có thể sử dụng được.

tra ha thu o

Mỗi ngày có thể dùng nước trà, tuy nhiên lưu ý chỉ uống trong ngày, không được uống nước trà đã để qua đêm.

Cách ngâm rượu Hà thủ ô

Thêm một cách sử dụng dược liệu rất được ưa chuộng và có thể sử dụng hàng ngày, đặc biệt cho nam giới chính là ngâm rượu.

Cách ngâm rượu đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị 120g thủ ô thái lát mỏng, 80g sinh địa và 60g đương quy cho vào túi lọc.
  • Ngâm dược liệu cùng 2.5 lít rượu trắng trong 1 tuần là có thể uống được.
  • Mỗi ngày uống 15ml vào buổi sáng mỗi ngày, không nên quá lạm dụng và uống quá nhiều.

Tác dụng phụ và lưu ý khi sử dụng Hà thủ ô

Hà thủ ô mặc dù là dược liệu rất tốt nhưng trong quá trình sử dụng cần lưu ý những điều sau để đạt hiệu quả tốt nhất. Cụ thể:

  • Không nên ăn vào buổi sáng khi bụng đói để tránh gây kích ứng dạ dày.
  • Những người mắc bệnh lý về đường huyết và huyết áp thấp không nên sử dụng.
  • Lạm dụng có thể gây hại cho gan, nên những người mắc các bệnh về gan nên tránh dùng dược liệu này.
  • Trong quá trình sử dụng nên kiêng các loại thực phẩm có tính cay nóng như: Ớt, hành tây, gừng, tiêu… Đồng thời, tránh ăn các món liên quan đến tiết động vật.

thu o1

 

Bên cạnh các tác dụng đối với sức khỏe, nếu lạm dụng sử dụng thủ ô cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Dễ gây tiêu chảy: Củ loài cây này gây kích thích lên đường tiêu hóa nên thường dùng để thông đại tiện. Nhưng trong một số trường hợp nếu dùng không hợp lý thủ ô sẽ kích thích quá mức gây rối loạn tiêu hóa.

Do đó, những người đang mắc bệnh viêm dạ dày thì nên hạn chế dùng. Đặc biệt là củ thủ ô tươi chưa qua chế biến.

  • Gây tê bì chân tay, rối loạn điện giải: Thủ ô có công dụng nhuận tràng nhưng nếu dùng không hợp lý sẽ làm giảm hấp thu kali và gây mất cân bằng điện giải. Lúc này, cơ thể sẽ có cảm giác bị tê bì hay như kiến bò, thần kinh cảm giác bị rối loạn…
  • Ảnh hưởng hệ thần kinh: Trường hợp này thường gặp ở những người có tiền sử bệnh viêm đa dây thần kinh.
  • Ngoài ra, những người mắc bị teo cơ bị rối loạn điện giải nếu dùng cây thuốc này cũng khiến bệnh trầm trọng hơn.

Chắc tới đây bạn đã phần nào hiểu được hà thủ ô có tác dụng gì rồi đúng không. Từ lâu, hà thủ ô được xem là vật phẩm “trời ban” cho con người, và nguồn nguyên liệu này rất có lợi cho sức khỏe mà người dùng không thể ngờ đến. Tuy nhiên cũng nên lưu ý khi sử dụng vị thuốc quý này nhé.

Trên đây là những bật mí của Trường Trung Cấp Nghề GTVT Hải Phòng để trả lời cho câu hỏi hà thủ ô có tác dụng gì và những lưu ý khi sử dụng hà thủ ô. Mong rằng những chia sẻ trên có thể giúp bạn có thêm hiểu biết về kho tàng thuốc quý dân gian. Đừng quên Like và Share để Trường Trung Cấp Nghề GTVT Hải Phòng có thêm động lực mang đến cho bạn thêm nhiều kiến thức thú vị hơn nữa nhé.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button