Nguyên nhân chuột rút là gì? Chuột rút có nguy hiểm không?

Chuột rút là hiện tượng thường hay xảy ra ở hầu hết mọi độ tuổi. Trong một vài trường hợp chuột rút có thể gây ra nhiều nguy hiểm. Vậy nguyên nhân chuột rút là gì? Bị chuột rút quá thường xuyên ảnh hưởng như thế nào? Hãy cùng Trường Trung Cấp Nghề GTVT Hải Phòng tìm hiểu những thắc mắc về hiện tượng này qua bài viết dưới đây nhé!
Chuột rút là gì?
Chuột rút là cơn đau dữ dội do các cơ bị co thắt mạnh và đột ngột. Vùng bị chuột rút sẽ bị tê liệt, không cử động được trong khoảng vài giây cho đến vài phút. Hiện tượng này là một phản xạ tự nhiên của cơ thể.
Được tài trợ
Tuy nhiên nếu chuột rút xảy ra quá thường xuyên mà không được xử lý đúng cách có thể dẫn đến những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe.
Được tài trợ
Chuột rút có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào, nhưng thường hay xuất hiện ở vùng bắp chân, ngón chân, bàn chân, đùi, hông, bàn tay và cơ bụng. Chuột rút hay xảy ra khi bạn vừa tỉnh giấc hoạt trong khi đang vận động.
Nguyên nhân chuột rút
Lý do bị chuột rút
Hiện nay vẫn chưa tìm ra cơ chế chính xác của hiện tượng chuột rút. Nhưng theo các chuyên gia, nguyên nhân chuột rút có thể bắt nguồn từ một số lý do sau:
Thiếu Canxi, Magie và Kali
Nguyên nhân này thường xảy ra chủ yếu ở người cao tuổi. Vì thế phải thường xuyên bổ sung Canxi, Magie, Kali và các chất có lợi cho hệ thần kinh cơ và hệ tuần hoàn như vitamin. Bên cạnh đó còn giảm sự lão hóa hệ thần kinh, hệ cơ và các hệ mạch.
Vận động quá sức
Khi vận động quá sức vào ban ngày sẽ khiến cơ bắp bị mỏi và gây tiêu tốn một lượng đường lớn trong gan. Khi tiêu hao quá mức và không kịp bổ sung calo sẽ dẫn đến chuột rút.
Sự hoạt động thái quá của hệ thần kinh cơ bắp
Chuột rút có thể xảy ra khi bạn quỳ hoặc đứng quá lâu. Hoặc tư thế ngủ của bạn thường xuyên cong chân, cơ bắp ở bắp chân duy trì ở một tư thế mà không được duỗi ra cũng gây chuột rút.
Không khởi động kỹ trước khi bơi lội, chạy bộ, đá bóng cũng dễ gây chuột rút. Một trường hợp khác là khi phụ nữ mang giày cao gót quá lâu, mũi giày ép lên ngón chân cũng có thể xuất hiện tình trạng chuột rút các ngón chân.
Thiếu oxy đến cơ
Vận động liên tục khiến cơ thể mất sức và không cung cấp đủ oxy đến cơ bắp. Khi cơ bị thiếu oxy sẽ chuyển sang môi trường yếm khí, năng lượng dự trữ sẽ phân hủy thành pyruvate và tiếp tục chuyển thành lactic cung cấp năng lượng cho cơ bắp.
Khi vận động ở cường độ cao, acid lactic tích tụ càng nhiều sẽ gây cảm giác nóng rát và nhức mỏi cơ. Nếu lượng acid lactic vượt quá ngưỡng cho phép trong cơ bắp sẽ khiến bạn không thể cử động được.
Mất nước, mất cân bằng điện giải
Uống ít nước và mất cân bằng điện giải do vận động nhiều có thể gây chuột rút ban đêm. Ngoài ra, thường xuyên uống trà lợi tiểu, cà phê cũng sẽ gây chuột rút thường xuyên hơn.
Tâm trạng căng thẳng, lo lắng
Tâm trạng căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân gây chuột rút. Nó còn khiến cho hooc môn trong cơ thể mất cân bằng, nhịp tim tăng nhanh, huyết áp tăng cao.
Dấu hiệu chuột rút
Dấu hiệu phổ biến của chuột rút là cơ bị co mạnh, rất đau và không cử động được. Dấu hiệu chuột rút đa số đều xuất hiện ở bắp chân. Nó có thể xảy ra đột ngột hoặc bạn có thể cảm thấy những khối cứng trong mô cơ bên dưới lớp da.
Tuy nhiên có những dấu hiệu cho thấy bệnh nghiêm trọng cần chữa trị lâu dài như sưng chân, đỏ tấy, yếu cơ. Nếu tình trạng không cải thiện mặc dù đã tự chăm sóc, cần phải đến gặp bác sĩ để được chuẩn đoán thuốc phù hợp.
Cách khắc phục chuột rút
Người bị chuột rút sẽ cảm thấy rất đau và không cử động được. Trong lúc này hãy áp dụng một số cách dưới đây để giảm cơn đau:
- Nếu bị co rút ở bắp chân, bạn nên duỗi cơ theo chiều ngược lại, từ từ kéo đầu ngón chân và bàn chân lên phía trần nhà, hướng về đầu gối.
- Xoa bóp. Cách này áp dụng khi bị co rút cơ xương sườn. Hãy xoa bóp nhẹ nhàng các bắp thịt xung quanh lồng ngực và hít thở sâu, máu sẽ nhanh chóng được lưu thông lại.
- Làm ấm là cách hiệu quả nhất để loại bỏ sự căng cơ và đau. Hãy áp một miếng đệm nóng hoặc chai nước nóng vào chỗ chuột rút sẽ thấy hiệu quả tức khắc.
- Uốn cong ngón chân hoặc dùng tay kéo căng ngón chân.
- Chích lể cơ bắp. Phương pháp này thường được áp dụng cho các vận động viên.
Một số câu hỏi thường gặp về chuột rút
Chuột rút bắp chân khi ngủ là gì? Phải làm thế nào?
Chuột rút là hiện tượng các cơ tự nhiên co rút, gây đau đớn, khiến người bệnh bất chợt tỉnh giấc. Nếu chuột rút cứ lặp lại nhiều lần trong đêm sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của người bệnh, đặc biệt là người già. Họ sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng vì ngủ không đủ giấc.
Dưới đây là một số biện pháp đơn giản giúp giảm cơn đau đau ngay lập tức cũng như giảm sự tái phát:
- Massage chân.
- Cố gắng duỗi thẳng chân.
- Ngâm hoặc chườm nước nóng.
Bị chuột rút có nguy hiểm không?
Bị chuột rút không phải hiện tượng hiếm gặp và đa phần không gây nguy hiểm. Tuy nhiên cần lưu ý các trường hợp chuột rút nặng, là một số biểu hiện của bệnh lý sau đây:
- Vùng bị chuột rút sưng tấy, đỏ ửng, thay đổi màu da
- Chuột rút kéo dài đi kèm với yếu cơ.
- Tình trạng đau đớn kéo dài mặc dù đã xoa bóp, chườm ấm,…
Bị chuột rút thiếu chất gì?
Hiện tượng chuột rút xuất hiện với tần suất dày đặc có thể là do cơ thể bạn đang thiếu một trong các chất sau:
- Canxi và Magie. Trong đó Canxi là thành phần đặc biệt quan trọng của xương, Magie tham gia vào các hoạt động giãn cơ.
- Kali là chất góp mặt trong các hoạt động của tế bào và đảm bảo sự co giãn cơ. Thiếu Kali sẽ khiến cơ yếu dần và thường xuyên co thắt gây chuột rút.
- Vitamin nhóm B
- Vitamin D
Bị chuột rút nên ăn gì?
Viêc ăn đúng thực phẩm cũng là một cách để giảm hiện tượng chuột rút ở người. Dưới đây là một số thực phẩm ưu tiên dành cho người hay bị chuột rút:
- Nhóm thực phẩm giàu Kali như cá, chuối, dưa, trái cây họ cam, bơ, khoai tây, khoai lang, bí,…
- Nhóm thực phẩm giàu Canxi như sữa, hạnh nhân, quả sung, sữa chua, phô mai,…
- Nước dừa.
- Đu đủ.
- Cá hồi.
- Cá mòi.
Bị chuột rút ngón chân phải làm sao?
Cách hiệu quả nhất để giảm đau khi bị chuột rút ngón chân là hãy dừng các hoạt động đang thực hiện, thả lỏng và xoa bóp ngón chân bị co rút. Sau đó kéo nhẹ ngón chân bị chuột rút về tư thế bình thường, đứng lên nhưng không để ngón chân đó chạm đất.
Bên cạnh có còn có thể dùng túi chườm nóng để làm ấm ngón chân bị chuột rút. Phương pháp này cũng có thể áp dụng cho các bộ phận khác.
Bị chuột rút uống thuốc gì?
Hầu hết các trường hợp chuột rút nhẹ thì không cần dùng thuốc. Tuy nhiên ở một số trường hợp nặng người bệnh nên đến gặp bác sĩ hoặc tham khảo một số loại thuốc sau:
- Vitamin E.
- Thuốc chứa calcium, kalium và magnesium.
- Thuốc bổ sung vitamin B1 và B6.
- Thuốc làm bền và giãn mạch.
- Thuốc thư giãn cơ.
Lưu ý trong bất kì trường hợp sử dụng thuốc nào đều phải đọc kỹ thành phần và chống chỉ định. Bên cạnh đó phải tuân thủ liều lượng và cách sử dụng mà bác sĩ chỉ định.
Trên đây là những thông tin quan trọng giúp giải đáp nguyên nhân chuột rút là gì và những câu hỏi liên quan. Hãy cùng Trường Trung Cấp Nghề GTVT Hải Phòng khám phá thêm nhiều bài viết hay ho nữa ở lần sau nhé!